Yukimono Forum »   » Chuyên Mục » Đọc Truyện » Sáng tác » Tiểu thuyết

tuyendiviner

10/7/2015, 15:55

#1
  • tuyendiviner

tuyendiviner



Thành viên mới
Tham gia : 10/07/2015
Bài viết : 3
Điểm plus : 7
Được thích : 0
Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia Empty Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia

Phong thủy - Trộm mộ

Tác giả : Miêu Gia 

Tình trạng : Đang sáng tác 
Raiting: [G]

Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia Zlu4io
Tả ao Phong thủy nhất trên đời

Họa phúc cầm cân định chẳng sai.

Mắt Thánh trồng xuyên ba thước đất,

Tay Thần xoay chuyển bốn phương Trời.

Chân đi Long Hổ luồn qua gót,

Miệng gọi Trâu Dê ứng trả lời.

Ai muốn cầu sao cho được vậy

Ấy ai Địa lý được như ngài.


Giỏi về phong thủy, tại sao không truyền lại cho con cháu đời sau? Phải chăng gia tộc này đã dính phải một lời nguyền ác độc? Liệu chàng trai Vũ Đức Thiên cùng người bạn thân Trần Quang Hải và cô nàng Liễu Nguyệt có tìm ra cách phá giải lời nguyền? Họ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm gì? Xin các bạn cùng đến với “Phong thủy - Trộm mộ” để vén bức màn bí ẩn cách đây hàng trăm năm!
tuyendiviner

10/7/2015, 15:56

#2
  • tuyendiviner

tuyendiviner



Thành viên mới
Tham gia : 10/07/2015
Bài viết : 3
Điểm plus : 7
Được thích : 0
Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia Empty Re: Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia

Quyển 1: Mộ cổ Hoành Sơn
Chương 1: Câu chuyện gia tộc


Ông tổ tôi tên Vũ Đức Huyền, tự Địa Tiên, sinh ra ở vùng Sơn Nam[1], gia đình phiêu bạt và đến định cư tại Hà Tĩnh. Ông tổ Vũ Đức Huyền xuất thân bần hàn, mẹ của ông lại bị mù lòa từ khi ông còn nhỏ. Ông là một người con có hiếu, nhưng gia đình quá nỗi cực khổ. Để có tiền mua thuốc chữa mắt cho mẹ, ông đi ở không công cho một vị thầy lang bên Trung Quốc sang hành nghề bốc thuốc chữa bệnh. Thấy ông là người con hiếu thảo, hiền lành, hành xử khôn khéo, khôi ngô nhanh nhẹn, thầy lang đã đưa ông theo sang Trung Quốc làm người giúp việc. Vốn tư chất thông minh lại cần cù chịu khó, ông đã học lỏm được nghề cắt thuốc chữa bệnh mù mắt. Có một hôm, sau khi lên núi hái thuốc, đang trên đường về ông cứu và chữa khỏi đôi mắt cho một thầy địa lí. Thầy địa lí này vốn là người ở vùng khác, đến đây để xem phong thủy cho một vị huyện lệnh. Trên đường về nhà gặp sơn tặc, chúng không những cướp hết của cải mà còn hủy đi đôi mắt của ông, vì sợ ông tiết lộ vị trí của chúng. Sau khi được cứu giúp và chữa trị cho đôi mắt, thầy địa lí thấy ông khôi ngô, sáng dạ liền xin phép vị thầy lang được đưa ông đi để đền đáp công ơn.


Ông thầy địa lý tên Sở Hạnh Thiên, nổi tiếng khắp hai miền Triết - Giang thời bấy giờ. Sau một thời gian theo học, ông tổ Vũ Đức Huyền như cá gặp nước chẳng mấy chốc đã nắm bắt được những tinh hoa của bộ môn phong thủy, về dương trạch (chuyên về nhà cửa, dinh thự, chỗ ở cho người sống) và về âm trạch (định vị, an táng người chết dựa trên la bàn). Cả đời Hạnh Thiên ngao du thiên hạ, bốn bể là nhà để chọn được mảnh đất tốt nhất cho gia chủ. Ông không có con cái nên đã tận tâm truyền dạy mọi kiến thức về phong thủy cho Đức Huyền, coi Huyền như đệ tử trân truyền của mình. 


Thời gian thấm thoát thoi đưa, Đức Huyền rời Đại Việt đã tròn mười năm, lo lắng cho mẹ già cao tuổi mà không có ai phụng dưỡng, ông xin phép thầy về cố hương để báo đáp công ơn sinh thành của mẹ. Thầy Hạnh Thiên đồng ý cho ông về quê cũ đồng thời cũng dùng một phép thử, xem Địa Tiên đã nắm bắt được nội dung của nghề phong thủy đến đâu. Hạnh Thiên chôn 100 đồng xu xuống cát, yêu cầu Địa Tiên phải dùng hương cắm xuống đất để tìm 100 đồng xu đó. Đức Huyền nhanh chóng cắm trúng vị trí của 99 đồng xu và 1 đồng xu chỉ lệch sang vài tấc. Thấy vậy, thầy Hạnh Thiên phải thốt lên: “Từ nay nghề phải truyền sang nước Nam rồi”. Để hạn chế điều này ông đã ra một điều kiện với Địa Tiên rằng: “Những kiến thức mà Địa Tiên học được về phong thủy không được truyền lại cho con cháu. Nếu làm trái, gia tộc con cháu sẽ gánh phải hậu họa khôn lường”. Địa Tiên đồng ý, xin nghe theo lời dặn của sư phụ, từ biệt nơi xứ người về với quê cha đất tổ, với người mẹ hiền đang ngày đêm mong chờ con.


Sau mười năm bôn ba xứ người, học được những tinh hoa về y học và phong thủy học từ nơi được coi là cội nguồn của các kiến thức đó, ông đã chữa được mắt cho mẹ, đồng thời hành nghề địa lí, lấy vợ sinh con ổn định sự nghiệp, nhưng lúc nào cũng canh cánh trong lòng về lời dặn của sư phụ khi từ biệt. Nhờ tài năng thiên bẩm, chẳng mấy chốc danh tiếng của ông đã vang xa khắp một dải miền ven biển từ Yên Bang đến Thuận Hóa, được mọi người phong “Thánh địa lý”. Có lẽ, việc khiến ông nổi danh như vậy xuất phát từ một lần ông đến làng Hành Thiện ở Nam Định, thấy làng có hình con cá chép đang bơi ra biển lớn, phù sa mỗi ngày lại một bồi thêm làm làng phát hưng trù phú. Chỉ hiềm một nỗi, con cá chép này lại không có mắt nên không thể phát khoa danh. Người làng nghe thế, vội vàng giữ Vũ Huyền lại mời ông ăn cơm, hậu đãi trà rượu. Thấy dân làng an cư lạc nghiệp, sống hiền hậu, phúc đức, siêng năng chịu khó, nên đã chỉ cho dân làng đào một cái giếng lớn làm mắt cho con cá chép, từ đó dân làng phát khoa danh, nhất là họ Đặng.


Từ ngày trở về cố hương, thấm thoát cũng đã mấy chục năm. Cụ Đức Huyền giờ đây cũng đã sắp về với đất mẹ. Nghe theo lời di huấn của sư phụ, cụ không truyền lại thuật phong thủy cho con cháu. Nhưng vì sợ rằng thuật phong thủy Đại Việt lụi bại, cụ đã viết cuốn Địa lý Tả Ao[2] (vì thế sau này thường gọi là cụ Tả Ao) gồm ba phần: Bát Đại Hoàng Tuyền, Long Thượng Bát Sát và Thủy Pháp. Cuốn sách là những tinh hoa về thuật phong thủy: khí và hình, thế sông và núi, xem đất làm nhà, táng mộ người chết, xây dựng cung điện,...



[1] Một địa danh cũ có từ thời Hậu Lê : xứ Sơn Nam gồm các phần đất của các tỉnh phía nam đồng bằng bắc bộ như Hưng Yên, Hà Nam , Nam Định , Ninh Bình
[2] Tả Ao hay Tả Ao tiên sinh, là nhân vật làm nghề địa lý phong thuỷ nổi tiếng ở Việt Nam. Ông được cho là tác giả của một số cuốn sách Hán Nôm cổ truyền bá thuật phong thủy của Việt Nam. Trong dân gian tương truyền nhiều giai thoại cổ về hành trạng thuật phong thủy của ông ở các làng xã Việt Nam thời xưa. Tả Ao có quê ở làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh).
tuyendiviner

11/7/2015, 09:59

#3
  • tuyendiviner

tuyendiviner



Thành viên mới
Tham gia : 10/07/2015
Bài viết : 3
Điểm plus : 7
Được thích : 0
Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia Empty Re: Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia


Quyển 1: Mộ cổ Hoành Sơn



Chương 2 : Biến cố cuộc đời


Gia đình tôi cũng được xem như là gia đình có truyền thống cách mạng. Ông nội tôi tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bố tôi lại tham gia cuộc chiến chống đế quốc Mỹ giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Vậy nên từ nhỏ, tôi đã được tiếp xúc với cuộc sống, kỷ cương trong quân đội. Tôi tên Vũ Đức Thiên, là một tên to gan lớn mật, từ trước đến nay không biết đến hai từ “run sợ”. Tôi cũng đã từng tham gia cuộc chiến tranh Việt – Trung năm 1979, một cuộc chiến tranh ngắn nhưng rất khốc liệt. Trong cuộc chiến, tôi với tư cách là một tiểu đội trưởng, chỉ huy tiểu đoàn 245 phòng ngự tại cầu Ka Long, Móng Cái đã chứng kiến sự ngã xuống anh dũng của không biết bao nhiêu đồng chí đồng đội. Trung Quốc có hỏa lực và quân đội tinh nhuệ, quân ta khi bắn pháo cối vào những cứ điểm của địch phải lập tức thay đổi vị trí vì họ có khả năng phát hiện mục tiêu rất tốt. Có lần 14 đồng chí đã ngã xuống vì sự liều lĩnh của tôi. Thấy quân địch đang hoảng loạn, tôi ra lệnh cho các anh em lao từ căn hầm trú ẩn ra tiến thẳng đến vị trí của chúng. Khi chúng tôi chưa kịp tiến đến, quân địch bỗng nhiên ổn định, chúng quay họng súng, xối xả bắn về phía chúng tôi. Khi tôi nhận ra vấn đề, một vài chiến sĩ đi đầu đã ngã xuống. Tôi lập tức hò hét các đồng đội còn lại mau trở về hầm trú ẩn nhưng đã muộn, tất cả mọi người đều ngã xuống sau tiếng nổ inh tai phát ra từ khẩu súng cối B40. Đầu óc tôi choáng váng, nằm bất động trên mặt đất, toàn thân tê liệt, chỉ còn bộ não vẫn hoạt động. Một thoáng suy nghĩ trong đầu: “Lần này chết chắc rồi”. Nhưng tôi cũng làm sao dám nhìn mặt anh em đồng chí đồng đội dưới suối vàng, những người đã cùng ăn, cùng ngủ, cùng chiến đấu với tôi. Chỉ vì một phút hiếu chiến tôi đã làm mất đi mười bốn anh em”. Tôi nằm im nhìn lên bầu trời bị nhuộm đen bởi màu thuốc súng. Đúng lúc đó, tôi cảm thấy cơ thể mình được nâng lên, trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê tôi nhẹ nhàng “A” lên một tiếng. 


Tôi tỉnh dậy trong bệnh viên quân khu, nhìn lên trần, lòng mông lung không biết đang suy nghĩ điều gì. Có tiếng mở cửa, tôi ngẩng đầu lên nhìn, Hải “chột” đang lại gần, một tay cầm hộp cơm, tay kia băng bó chằng chịt, trên môi nở nụ cười hiền hòa. Hải “chột” tên thật là Trần Quang Hải từ nhỏ đã sống cùng tôi trong quân đội, bố cậu ta là cấp dưới của cha tôi, chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt máu mủ. Quang Hải có cái biệt danh này là xuất phát từ tài bắn súng bách phát bách trúng của cậu ta. Khi bắn súng, để đạt được độ chính xác, người bắn thường nhắm một mắt lại. Để đạt đến mức thành thục, Quang Hải đã kiên trì buộc một miếng vải vào mắt trái trong suốt quá trình rèn luyện. Lúc đó, trông cậu ta như một tên chột “xịn” nên chúng tôi bắt đầu đặt biệt danh Hải “chột” cho cậu ta từ đó. Tính tình Quang Hải cẩn thận, suy nghĩ thấu đáo, cũng là một kẻ có cái lá “gan trời”, được xưng là Xạ Vương trong quân đoàn tôi vì tài bắn súng. Lúc còn bé, có lần tôi đã cãi lại tên tiểu đội trưởng bởi cậu ta nhiều lần làm khó tôi, do tôi được coi như “hoàng tử cho trong quân”, cãi vã căng thẳng đến độ tôi đã đấm thẳng vào mặt hắn, dẫn đến bị xử phạt. Hải Huy lúc đó có mặt làm chứng, nhưng lại bao che khuyết điểm cho tôi, cuối cùng bị phát hiện, cả hai thằng bị phạt chạy bộ 50 vòng quanh sân quân khu (lúc đó quân khu tôi khá rộng, một vòng cũng cỡ tầm 3km). Huy đã hoàn thành hình phạt của cậu ta (cậu ta chạy 30 vòng), giữa trưa nắng gắt, Hải Huy có thể đi ăn cơm nhưng Huy vẫn đợi tôi. Tôi chạy đến vòng thứ 35, mệt đến mức ngã quỵ không thể chạy tiếp, thấy thế cậu ta lao ra giúp tôi, cũng vì thế Hải Huy lại bị phạt thêm 20 vòng. Tôi vừa cười, vừa mếu máo do quá sức, nói giọng trách móc: “Con mẹ tên chột nhà cậu, sao phải giúp tôi làm gì?” Hải Huy cười, nụ cười của tình anh em mà mãi mãi tôi không thể quên, đoạn nói: “Tớ ăn trước cũng chẳng ngon vì chẳng có tên nào tranh cướp đồ ăn của tớ”. Nghe được câu nói, mắt tôi cay cay, ôm chầm cậu ta, vỗ liên tục vào tấm lưng dài rộng săn chắc ấy. 


Bây giờ, nghe cậu ta kể lại thì cái tên chột khốn kiếp này lại cứu tôi một mạng trên chiến trường, vì lao ra kéo tôi trở lại hầm mà đã bị trúng một viên đạn vào vai phải. Cuộc chiến kết thúc, tôi bị đuổi khỏi quân đội vì đã làm hi sinh tính mạng của mười mấy đồng chí, Hải Huy bị thương ở vai phải, nếu muốn cầm súng ra chiến trận thì cũng phải tĩnh dưỡng vài ba tháng cho vết thương khôi phục hoàn toàn. Ngay sau khi biết tin tôi rời quân đội, cậu ta cũng viết đơn lên xin cấp trên được rời khỏi với lí do là sợ di chứng của cánh tay trúng đạn, cả đời này sợ không cầm nổi súng nữa. Không nói thì ai cũng biết, Hải Huy cũng vì tôi mà rời quân ngũ. Cũng chính vì vậy, mà đến tận bây giờ tôi vẫn còn cảm thấy tội lỗi, bởi những việc làm mà tôi sắp làm tiếp sau đây đã kéo Hải chột vào một vòng xoáy lòng vòng, nguy hiểm.
Sponsored content

Sponsored content



Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia Empty Re: Phong thủy & Trộm mộ - Miêu Gia



Quyền viết bài:
Bạn không có quyền trả lời bài viết